Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Đàn ông và việc nhà =.=


Nhiều người vợ cho rằng chia sẻ việc nhà là cách người chồng thể hiện tình yêu của mình bằng hành động. Nhưng tại sao có những người yêu vợ nhưng lại chẳng muốn đụng tay?

Có thể anh ta mệt mỏi, lười nhác.
Có thể anh ta nghĩ chỉ cần mình kiếm tiền giỏi là được.
Có thể anh ta vô tâm.
Và còn một điều nữa, khái niệm chia sẻ việc nhà vốn không có trong từ điển của anh ta.


Trong n yếu tố nói trên, mình muốn đề cập rõ hơn tới yếu tố cuối cùng.

Khi một đứa trẻ từ bé lớn lên không nhận được nhiều sự yêu thương, chăm chút của mẹ, không được mẹ sai bảo, hướng dẫn làm những công việc nhà. Nó sẽ khó hiểu được những vất vả của người phụ nữ.

Và khi lớn lên, người đó sẽ coi việc nhà là của phụ nữ. Họ sẽ không hiểu nổi người phụ nữ mệt mỏi thế nào khi vừa phải lo việc cơ quan, về nhà lại phải lo việc nhà. Nếu đã từng quen với những việc giúp đỡ mẹ mình, người ta sẽ không cảm thấy ngại, bỡ ngỡ khi có cơ hội giúp đỡ người phụ nữ của mình.

Trai nước ngoài thích phụ nữ Việt vì phụ nữ Việt tự mình lo lắng hết mọi việc, từ nhỏ đến lớn. Phụ nữ Việt khi làm một việc gì, họ dễ dàng nhận việc, vì chồng vì con, chứ không hề suy tính xem làm việc đó có ảnh hưởng đến nữ quyền hay không. Sự phân chia không quá rạch ròi của người phụ nữ khiến người đàn ông cảm thấy dễ thở, họ thấy tự do và an tâm làm việc của mình.

Chứ cứ thử bắt phụ nữ Tây âu sống theo kiểu Việt Nam xem, các nàng sẽ sớm bỏ cuộc, thậm chí cãi vã vì sự không bình đẳng trong công việc. Nền giáo dục tự chủ, độc lập và sòng phẳng, giải phóng phụ nữ đã dạy họ phản ứng thay vì cam chịu rồi.

Phụ nữ Việt thích trai nước ngoài vì họ chịu khó chia sẻ công việc nhà, tự nguyện giúp đỡ. Và điều này làm các nàng so đo với trai nội.

Vấn đề là ở chỗ, trai ngoại từ bé vốn đã có tính tự lập. Bố mẹ đẻ con ra cho ngủ riêng ngay, mọi việc lớn nhỏ đều có tính tự chủ cao.

Nhiều khi họ xin tiền bố mẹ thì phải đổi lại bằng việc làm cỏ, rửa xe. Họ phải hoạt động, bố mẹ nấu nướng thì họ rửa bát. Công việc được phân chia trong vui vẻ, ai có phần người đấy.

Lớn lên một chút họ đi học, đi làm, ở riêng, sống tự túc, đều phải tự lo cho mình. Có đụng tay mới biết sự vất vả của người phụ nữ. Và họ cũng từng làm nên chẳng ngại giúp đỡ người phụ nữ của mình khi cần. Đó như là một điều tự nhiên.

Nói chung, trai Việt hay trai ngoại, ai hơn ai, đó là điều khó nói.

Trai ngoại ân cần, dịu dàng, chia sẻ đấy nhưng họ rất sòng phẳng. Liệu gái nhà mình hẹn hò với anh nào mà anh ấy coi việc share tiền hẹn hò là việc đương nhiên, ăn uống ai trả tiền nấy. Sống cùng nhau thì mọi chi phí sinh hoạt đều chia đôi. Tuy là couple nhưng lại như hai kẻ single sống chung, liệu các nàng có dễ chấp nhận?

Thì việc nhà cũng là chia đôi mà.

Còn với trai nội, đòi hỏi một người lúc nào cũng chia sẻ, thấu hiểu cho người phụ nữ, mọi việc đều san sẻ là điều khó. Những chàng trai 8x, 9x và sau này là 0x,… họ sinh ra trong thời kì mỗi gia đình chỉ có 1-2 đứa con, nhiều lắm là 3. Tuy nói tới bình quyền nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu trong tiềm thức con người.

Những cậu con trai trong các gia đình tới 5,6 tuổi vẫn còn được bón ăn, ăn uống chạy rong ngoài đường. Lớn một chút, tuổi niên thiếu. họ chỉ biết có học hành và chơi điện tử, thể thao, được bà/mẹ hay chị lo cho cả. Càng lớn, họ càng vươn ra đời và phó mặc những-việc-nhỏ-nhặt cho những người phụ nữ.

Những-việc-nhỏ-nhặt trong mắt họ, họ sẽ không làm, hoặc không biết làm. Và thế là các chị/các em lại có bài ca chán chồng :D.

Thế tóm lại nên lấy người như thế nào?
Hờ, đấy là một câu hỏi khó không có mẫu số chung cho mọi người. Nếu có mẫu số chung có mà thành tranh chồng của nhau hết à.

Nói tóm lại, những anh chàng mỹ nam vừa tốt tính, vừa yêu vợ, vừa biết làm việc nhà chỉ có trong phim và truyện lãng (xẹt) mạn. 

Không thể cầu toàn một anh chồng kiểu thế. Thôi thì cứ biết ăn xong, rửa bát cho vợ, biết tự thay tã cho con là tốt lắm rồiiiii.

An Thụy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Trảm long”: Hành trình giành lại tự do từ tay số phận

Đêm qua mới đọc xong tập cuối của “Trảm Long”. So với ba phần trước, “Thiên địa phong thủy” kém hấp dẫn nhất. Nhưng khép lại trang ...